Shop nước hoa chính hãng SunNa
Shop nước hoa chính hãng SunNa

Bài cúng văn khấn mùng 1 Tết gia tiên & thần linh [Năm Nhâm Dần 2022]

Giới thiệu tổng quan về lễ cúng mùng 1 tết 2022 Nhâm Dần

Cúng ngày mùng 1 tết Nguyên Đán được xem là một trong những truyền thống tươi đẹp của người dân Việt Nam, vào ngày này thì mọi người trong gia đình sẽ có thời gian ở bên nhau để trò chuyện và đón nhận những niềm vui mới cho năm mới.

Tết nguyên đán luôn là dịp được mọi người dân Việt Nam trông đợi nhất trong năm. Bởi lẽ đây là nghỉ dài nhất trong năm và cũng là thời gian để những đứa con có dịp được về bên ba mẹ và gia đình của mình. Có lẽ vậy, dù nhà bình dân hay khá giả đều luôn muốn chuẩn bị được một mâm cơm tươm tất cho ngày tết, đặc biệt là mâm cỗ. Với những chia sẻ dưới đây chắc hẳn sẽ giúp cho bạn biết thêm về mâm cỗ cúng ngày mùng 1 tết.

Ý nghĩa của mùng 1 tết Nguyên Đán

Người xa xưa có câu “mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy” nên ý nghĩa của ngày mùng một cũng sẽ dựa vào đó. Sở dĩ ngày mồng một được dành đến cho cha vì theo những quan niệm truyền thống thì cha luôn giữ một vị trí cao nhất và được xem là người trụ cột của gia đình.

Câu tục ngữ “con không cha như nhà không nóc” cho thấy được vị quan trọng của người cha trong gia đình và được ví như nóc nhà cũng được xem là người có vị trí cao nhất để che chở cho những thành viên bên trong gia đình của họ. Người cha luôn dành cả thanh xuân để bảo vệ được những người thân yêu của họ, là cụ cột vững chãi của gia đình. Bởi vì thế nên ngày mồng 1 tết cũng là ngày dành cho cha và đây cũng là dịp để con cái của mình thể hiện được lòng yêu thương, lòng tôn kính đến với người cha thân yêu của mình.

Ngày mùng 1 tết là quan trọng nhất vì trước ngày mồng 1 là đêm giao thừa cũng là thời khắc được xem là quan trọng nhất trong 1 năm. Vào thời khắc thiêng liêng nay tất cả thành viên trong gia đình thường sẽ dành ra thời gian để ngồi nói chuyện với nhau. Sau đó mọi người sẽ tập trung bên phía nhà họ nội để thực hiện công đoạn cúng bái tổ tiên và nhận thực hiện việc chúc tết đến ông bà và cha mẹ của mình.

Sau khi tất cả con cháu đã chúc tết cong lúc này mọi người nhỏ tuổi trong gia đình sẽ nhận được tiền mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng ngồi với nhau để ăn bữa cơm đầu năm và nói những câu chuyện vui vẻ cùng với nhau. Sau khi đã ăn uống xong lúc này cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc tết anh em họ hàng những người thân với gia đình bên nội và cùng nhau trò chuyện và chúc nhau có một năm mới an lành, sức khoẻ dồi dào và luôn hạnh phúc bên gia đình của mình.

>>  Ngày vía Thần Tài 2022 vào ngày nào, Lễ vật cúng + Bài văn khấn

Ý nghĩa lễ cúng ngày mùng 1 tết đầu năm

Đây được biết đến là dịp quan trọng và là ngày để tất cả mọi người trong gia đình đoàn tụ với nhau sau một năm làm việc, học tập vất vả. Mâm cơm ngày luôn đầy đủ các món và luôn được chăm chút kỹ càng hơn mọi ngày. Với những mong muốn một năm làm ăn đủ đầy, sung túc và hạnh phúc. Vì thế, nên mâm cỗ vào ngày mùng 1 tết của mọi gia đình đều sẽ được bày biện đủ món, sắp xếp chỉnh chu và trau chuốt. Không chỉ thế, mâm cỗ còn thể hiện được lòng tri ân đến ông bà, tổ tiên và cả những người đã xây dựng nên đất nước, mang hoà bình đến với mọi người. Vì thế nên mâm cỗ cúng từ đêm 30 cho đến hết ngày mồng 3 đều sẽ được mọi gia đình chuẩn bị thật kỹ càng và tươm tất.

Mâm cúng mùng 1 tết cần những lễ vật gì

Theo quyền tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh đã được bên phía nhà xuất bản trẻ xuất bản và lưu hành thì mâm cỗ ngày mùng 1 tết cần phải bao gồm hương hoa, mâm ngũ quả, đèn, nến, giấy tiền vàng mã, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng. Gia đình có thể lựa chọn cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được nhưng cần phải chuẩn bị kỹ càng và trang trí trang nghiêm, chỉnh chu. Ngày nay, cũng không cần chú trọng quá nhiều vào món ăn, mâm cỗ chỉ cần chuẩn bị khoảng 4 món cho đến 5 món ăn phù hợp với tuỳ điều kiện của từng gia chủ. Điều quan trọng nhất là tấm lòng hướng về tổ tiên và không khí được quây quần bên nhau vào ngày tết.

Mâm cỗ chay cúng mùng 1 tết

Đối với một số quan niệm của những gia đình theo phật giáo thì ngày tiên của đầu năm không nên sát sinh. Thay vì chuẩn bị mâm cỗ mặn thì gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay. Một số các món ăn được xuất hiện trong những mâm cỗ chay như:

Rau củ xào chay sẽ bao gồm một số loại rau củ như cà rốt, cải thảo, bắp non, nấm…

Đậu hũ: Là một trong những món ăn cực kỳ quen thuộc đối với những người thường xuyên ăn cha. Đậu hũ có thể sẽ được biến tấu với cách chiên xù, đậu phụ tứ xuyên hoặc đậu hũ xào nấm.

Canh nấm chay: Trong những mâm cúng hay mâm cơm, dù đó là mâm mặn hay mâm chay thì đều luôn phải có một bát canh. Chỉ đơn giản là bạn biết cách chọn những loại nấm, rau củ yêu thích và không cần phải quá cầu kỳ.

>>  Bài Văn Khấn Cúng Rằm Tháng 7 Gia Tiên: Tín Ngưỡng và Ý Nghĩa Trong Văn Hóa Việt

Đối món xôi thì thường hay sẽ xuất hiện ở những mâm cỗ mặn và chay, món xôi thường có mặn trên mâm cúng vào ngày tết. Có thể là xôi gấc, xôi lá dứa hay là xôi đậu xanh.

Mâm cơm mùng 1 tết miền Nam

Đối với những mâm cỗ miền Nam thì thường sẽ đơn giản và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế gia đình, thể hiện được sự trù phú và màu mỡ của vùng miền và mâm cỗ cũng không quá chú trọng và cầu kỳ như ở miền Bắc. Các món ăn trong mâm cỗ miền Nam thường sẽ phong phú thực đơn và không cần phải gò bó theo một chuẩn mực nào nhất định. Thường mâm cỗ sẽ có lạp xưởng tươi, kiệu, chả giò chiên, gỏi gà luộc xé phay. Điều đặc biệt trong mâm cỗ cần phải có bánh tét và nếu muốn đa dạng hơn thì có thể thêm món bánh chưng miền Bắc, bánh tét bạn sử dụng tét nếp cẩm, tét ngọt hoặc bánh tét dừa, nhân có thể là nhân trứng vịt hoặc nhân thịt…

Hai món ăn luôn xuất hiện trong tất cả các mâm cỗ đó chính là canh khổ qua và thịt kho trứng. Với mong muốn luôn có một năm mới tốt đẹp và sung túc nên sẽ hầu như được người dân miền Nam sử dụng.

Mâm cỗ mùng 1 tết miền Bắc

Với mâm cỗ miền Bắc thường sẽ cần phải đầy đủ 4 bát, 4 đĩa đó là sự tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Ngoài ra, đối với những gia đình luôn thích sự cầu kì thì họ thường sẽ chuẩn bị đến 6 bát, 6 đĩa hoặc thấm chỉ sử dụng đến 8 bát, 8 đĩa.

Bốn đĩa trong mâm cỗ miền bắc sẽ bao gồm một số các món ăn như một đĩa thịt lợn, một đĩa gà luộc, một đĩa giò lụa và một đĩa chả quế. Đặc biệt sẽ luôn có một đĩa xôi gấc với mong muốn sẽ có những điều may mắn, đỏ tươi như màu gấc hiện diện trong năm mới.

Đối với bốn bát sẽ bao gồm 1 bát bóng thả, 1 bát chân giò hầm măng, 1 bát miến dong và một bánh mọc nấm thả. Với món ăn chân giò bạn cần phải nấu bằng loại giò vừa nạc vừa mỡ, giữ bát cần phải có thêm một miếng thịt ba chỉ vuông vức và được khía ra thành tư, nở đều ra bốn góc. Thông thường ở miền Bắc, vào những dịp năm mới họ sẽ không thực hiện các việc liên quan đến sát sinh nên hầu hết những món ăn mâm cỗ thường sẽ được chuẩn ngay từ trước.

Mâm cỗ cúng mùng 1 tết miền trung

Đối với mâm cỗ miền trung thường sẽ luôn phải đầy đủ các món từ món khô cho đến nước hơn so với miền Nam. Hầu hết sẽ là các món mặn, gia vị đậm đà một số món như bò nướng sả ớt, nem lụi, bò nấu thưng, heo quay, heo quay, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim… Ngoài ra mâm cỗ còn phải có thịt heo, thịt bò ngâm nước mắm và món ăn đặc trưng trong món ăn người miền trung đó chính là món cuốn, nên không thể nào thiếu bánh tráng, rau sống cuốn. Bên cạnh đó còn có một số các món trộn như thịt gà trộn với rau răm, mít trộn làm khai vị, vả trộn.

>>  Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng gồm những lễ vật gì

Cuối thực đơn thường sẽ là có những món tráng miệng như bánh phục linh, bánh ngũ sắc, bánh sen tán, bánh in bột nếp và một số các loại bánh đậu xanh nhuộm màu được nặn theo các hình trái cây rất nghệ thuật.

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng mùng 1 tết

Thịt gà luộc là một trong những món ăn không thể nào thiếu trên mâm cỗ của ngày mùng 1 tết. Tuy nhiên, đa số người Việt Nam thường sẽ kiêng sát sinh vào những ngày đầu năm. Vì thế nên làm gà sẽ làm vào chiều 30 tết. Sau khi thực hiện xong đầy đủ mâm cỗ thì gia chủ cần phải thực hiện việc bưng mâm cỗ lên bàn thờ và sẽ lần lượt cho con cháu của mình đến lậy vái để bày tỏ được tấm lòng thành với bậc gia tiên.

Khi hương tàn thì các gia chủ thường sẽ thực hiện lễ tạ rồi mới thực hiện việc hạ cổ đẻ cho các con cháu của mình ăn những thức ăn đã cúng và hưởng phước lộc và ơn trên của bậc trên.

Một số những lưu ý đặc biệt các gia chủ vần biết đón chính là khi thực hiện cúng gia tiên, tiền vàng mã cần phải để nguyên và cần phải đốt nhang đèn suốt ba ngày tết cho đến khi hoá vàng. Còn đối với ba bữa của ngày tết thì gia đình của bạn có thể lựa chọn bánh chưng, giò và các loại bánh kẹo, mứt để cúng.

Ngoài ra, theo những ý kiến từ các chuyên gia thì khi bày biện lễ thì hoa quả cần phải bỏ lên ở phía ban trên, còn ở dưới cần phải để ở phía bên dưới. Khi khấn cúng bạn cần phải cúng liền mạch và tránh trường hợp đang cúng lại ngừng làm việc.

Nên đặt mua mâm cỗ cúng ngày 1 tết ở đâu?

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều cơ sở và cửa hàng bán mâm cỗ cúng nhưng giá bán quá cao, chất lượng của mâm cỗ cúng lại quá kém khiến cho công việc lựa chọn sản phẩm của bạn gặp không ít những vấn đề khó khăn. Nếu bạn thực sự muốn mua được cho mình những dòng sản phẩm tốt nhất thì bạn hãy dành ra ít thời gian đến ngay với Dịch vụ đồ cúng trọn gói có tiếng để đảm bảo bạn sẽ mua được cho mình những mâm cỗ cúng chất lượng với một mức giá vô cùng rẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932.719.247