Shop nước hoa chính hãng SunNa
Shop nước hoa chính hãng SunNa

Mâm cúng Rằm mùng 1 & 15 hàng tháng gồm những gì

Mâm cúng Rằm mùng 1 & 15 hàng tháng gồm những gì; cách bày cúng ra sao, bài văn khấn đơn giản dễ nhớ. Tham khảo tất tần tật thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu tổng quan về lễ cúng rằm 15 & mùng 1 hàng tháng

Theo phong tục của người Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp; như có thờ có thiêng có kiêng có lành; Và nghi thức cúng Rằm mùng 1 & 15 hàng tháng là một trong những phong tục rất quan trọng. Cúng Rằm mùng 1 và 15 tưởng nhớ tổ tiên, Thánh thần, vong linh chúng sinh; bao bọc phù hộ gia đình bình an, thuận lợi trong mọi việc.

Mâm cúng rằm mùng 1 & 15 hàng tháng gồm những gì

Tìm hiểu thêm:

  • Gia chủ tuổi dần có cần làm lễ cúng nhập trạch không?
  • Mâm giỗ tổ cúng nghề thợ điện cần những gì?

Vì sao phải đặt Mâm cúng Rằm mùng 1 & 15 hàng tháng

Vì quan niệm lâu đời của người Việt, ngày Rằm (14/15 âm lịch) gọi là ngày vọng. Vọng là ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

Còn ngày 30 hay mùng 1 tháng âm lịch gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng gọi là ngày sóc.

Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày sắm lễ vật bài văn khấn rằm mùng một tưởng nhớ Thánh thần, tổ tiên, vong linh chúng sinh bao bọc phù hộ toàn gia.

Việc sắm lễ, nghi thức tiến hành khấn Thần Tài thổ địa, gia tiên, Thổ Công và các vị thần sẽ có sự khác biệt theo phong tục tập quán của từng vùng miền. Tuy nhiên, về cơ bản, lễ vật thường bao gồm:
Lễ cúng Rằm chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng, xôi, chè. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, heo quay và các món mặn khác.
Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Lễ cúng rằm 15 hàng tháng trong văn hóa của người Việt

Lễ cúng rằm 15 hàng tháng là hoạt động diễn ra hàng tháng vào ngày 15. Trong ngày này gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cơm cúng để dâng lên ông bà tổ tiên.

Lễ cúng rằm 15 hàng tháng có sự khác nhau ở từng vùng miền và gia đình tuy nhiên đều mang ý nghĩa tâm linh giống nhau. Và lễ cúng ngày rằm trong văn hóa người Việt có gì đặc biệt thì chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây các bạn nhé.

Tìm hiểu về văn hóa cúng ngày rằm của người Việt

Trải qua bao thế hệ, từ đời cha ông xa xưa cho tới ngày nay việc cúng rằm vẫn được duy trì như một nét văn hóa độc đáo của người Việt. Trong tâm thức cho mỗi người con đất Việt thì việc cúng bái ngày rằm để cầu mong bình yên, hòa thuận, no đủ cho các thành viên trong gia đình. 

>>  Cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên, Cách bố trí sắp xếp hợp lý

Ngày rằm là ngày trăng lên cao nhất và tròn nhất. Một năm sẽ có 12 ngày rằm tương ứng với 12 tháng và đối với năm nhuận thì sẽ có 13 ngày rằm. Trong ngày rằm mỗi gia đình đều làm cơm cúng hoặc dâng hương hoa trà quả lên bàn thờ tổ tiên để cầu mong mưa thuận gió hòa, gia đình yên ấm, bình an và hạnh phúc.

Tuy nhiên trong 1 năm các ngày rằm lớn được biết đến bao gồm:

  1. Ngày rằm tháng giêng

Ngày rằm tháng giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu được diễn ra và ngày 15 thags 1 âm lịch. Trong ngày rằm này người dân thường lên chùa để cúng dâng sao giải hạn để cầu mong những điều may mắn. Việc cúng dâng sao là do ảnh hưởng từ nguồn gốc tôn giáo với mong muốn cho gia đình tai qua nạn khỏi, mong muốn một cuộc sống bình yên đến với mọi thành viên trong nhà.

Ngày rằm tháng giêng được coi là ngày lễ lớn của người Việt. Ngoài việc làm lễ cúng thì còn diễn ra một số hoạt động như biểu diễn ca kịch, diễu hành, múa lân rầm rộ.

  1. Ngày rằm tháng tư

Theo Phật giáo thì ngày rằm tháng 4 còn được biết đến là ngày Đại lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Trong ngày này các phật tử sẽ ăn chay, phóng sinh, mọi người thường đến chùa để tham gia các hoạt động thiện nguyện, nghe giảng kinh phật để tâm hồn được an nhiên, thanh thản. Một số vùng miền trong ngày lễ phật đản còn tổ chức trang trọng với các hoạt động biểu diễn thời trang, văn nghệ….

  1. Ngày rằm tháng bảy

Rằm tháng bảy là ngày lễ Vu Lan báo hiếu hay còn có tên gọi khác là ngày xóa tội vong nhân. Đây là ngày chúng ta làm lễ để tưởng nhớ đến công lao của cha mẹ. Và theo quan niệm dân gian thì ngày này còn được ân xá cho những vong nhân không có nơi nương tựa. 

  1. Ngày rằm tháng 8

Rằm tháng 8 hay còn được biết đến là ngày tết thiếu nhi là ngày trăng tròn nhất trong năm và cũng là ngày mà các bạn thiếu nhi mong đợi hơn cả. Rằm tháng 8 với truyền thuyết về chị Hằng và Chú Cuội đã ăn sâu và tiềm thức của trẻ nhỏ để rồi mỗi dịp trăng tròn tháng 8 đứa trẻ nào cũng háo hức mong chờ. Trong ngày này trẻ con sẽ được rước đèn ông sao, được phá cỗ và chơi trung thu, rất nhiều các trò chơi dân gian cũng được tổ chức vào lễ hội trăng tròn tháng 8.

Bài văn khấn cúng mùng 1 và ngày rằm 15 hàng tháng

Bài cúng rằm mùng 1 hàng tháng

[ Bài cúng rằm mùng 1 chuẩn nhất, Mâm cúng rằm hàng tháng, cúng rằm Nên thắp hương vào ngày 14 hay 15, Văn khấn ngày rằm mùng một, Cúng mùng 1, Văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, Mua đồ cúng rằm, Thắp hương mùng 1 mấy giờ, Nên thắp hương vào ngày 14 hay 15 ]

Ý nghĩa của lễ cúng rằm 15 hàng tháng trong văn hóa người Việt

Lễ cúng rằm 15 hàng tháng hay còn gọi là cúng Vọng là ngày mà những người còn sống thường làm cơm, canh hoặc cúng chay đối với ông bà, tổ tiên những người đã khuất. Lễ cúng rằm 15 hàng tháng có từ thời xa xưa mà không ai trong chúng ta có thể biết chính xác tục lệ này có từ bao giờ chỉ biết rằng cứ mỗi khi vào ngày 15 hàng tháng các gia đình sẽ làm lễ cúng đối với những người đã khuất với niềm tin rằng:

>>  Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài Thổ Địa hợp phong thủy

Cho dù những người đã chết chỉ là thân xác còn vong linh của họ vẫn đang trú ngụ trong nhà nên việc thờ cúng nhằm mục đích tưởng nhớ đến những người đã chết vfa coi họ vẫn như những thành viên thân thiết, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của gia đình.

Việc thờ cúng cũng là một cách giúp xoa dịu nỗi đau, sự mất mát của những người con sống. Việc người thân của họ ra đi là nỗi đau, sự mất mát này là rất lớn nên cần thời gian dài để họ nguôi ngoai. Việc thờ cúng cũng là một cách để những người con sống bớt đau buồn trước sự ra đi của người thân.

Hơn nữa, việc làm lễ cúng rằm 15 hàng tháng như cách để những người còn sống cầu mong sự bình yên, mong ông bà tổ tiên che chở, phù hộ cho con cháu luôn mạnh khỏe, bình an.

Những lễ vật cần phải chuẩn bị trong mâm cúng mùng 1 và mâm cúng rằm 15 hàng tháng

Mâm cúng mùng 1, mâm cúng rằm 15 hàng tháng cần rất nhiều các lễ vật và tùy theo gia đình sẽ lựa chọn những đồ lễ vật khác nhau. Trong đây là một số lễ vật phổ biến mà không thể thiếu được trong ngày cúng rằm 15 hàng tháng.

Lễ vật trong mâm mặn lễ cúng rằm mùng 1 & 15 hàng tháng

  • Trái cây: Thông thường bạn sẽ cần phải chuẩn bị một mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả khác nhau. Ví dụ như chuối, bưởi, thanh long, cam, táo….mỗi loại quả đều có ý nghĩa biểu trưng khác nhau và tùy theo mong muốn, tính vùng miền mà chúng ta sẽ lựa chọn loại hoa quả phù hợp nhất.
  • 1 bó hoa cúc vàng
  • Hương để thắp và làm lễ
  • 2 đèn cầy hoặc có thể thay thế bằng nến
  • Gạo trắng
  • Muối trắng
  • 1 gói chè
  • Rượu trắng
  • Nước trắng
  • Giấy tiền vàng mũ mã
  • Bánh kẹo tùy loại
  • Trầu cau
  • Chè trôi nước (không bắt buộc)
  • Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
  • 1 bát cháo trắng
  • Gà luộc 1 con
  • Bánh chưng
  • Chả lụa
  • Mâm cơm mặn (thông thường sẽ bao gồm 3 món mặn, 1 món xào, 1 bát canh và cơm).

Lễ vật cần chuẩn bị trong mâm lễ cúng rằm 15 hàng tháng chay

  • Trái cây: Thông thường bạn sẽ cần phải chuẩn bị một mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả khác nhau. Ví dụ như chuối, bưởi, thanh long, cam, táo
  • 1 bó hoa cúc vàng
  • Hương để thắp và làm lễ
  • 2 đèn cầy hoặc có thể thay thế bằng nến
  • Gạo trắng
  • Muối trắng
  • 1 gói chè
  • Rượu trắng
  • Nước trắng
  • Giấy tiền vàng mũ mã
  • Bánh kẹo tùy loại
  • Trầu cau
  • Chè trôi nước (không bắt buộc)
  • Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
  • 1 bát cháo trắng
  • Gà luộc 1 con
  • Bánh chưng
  • Chả lụa
  • Mâm cơm chay (3 mặn, 1 xào, 1 canh, 1 cơm)

Lễ cúng mùng 1 và Lễ cúng rằm 15 hàng tháng được tổ chức khi nào?

Lễ cúng mùng 1 được tổ chức vào ngày mùng 1 đầu tháng. Lễ cúng rằm thường được tổ chức từ ngày 14 hoặc ngày 15 hàng tháng. Về thời gian cụ thể trong ngày thì mỗi gia đình sẽ lựa chọn khung giờ khác nhau. Khung giờ cúng lễ thường là giờ hoàng đạo được mọi người xem trên lịch vạn niên. Ngoài ra một lưu ý là việc làm lễ rằm tuyệt đối không được cúng sau 7h tối bởi mọi người quan niệm giờ đó là giờ mà các ma quỷ đang đi lang thang kiếm đồ ăn ngoài đường, việc thắp hương giờ này chính là rước ma vào nhà và không tốt cho gia chủ.

Một số khung giờ hoàng đạo để làm làm lễ cúng rằm 15 hàng tháng đó là:

  • Giờ Mão (vào khoảng thời gian từ 5 giờ – 7 giờ)
  • Giờ Ngọ (vào khoảng thời gian từ 11 giờ – 13 giờ)
  • Giờ Thân (vào khoảng thời gian từ 15 giờ – 17 giờ)
  • Giờ Dậu (vào khoảng thời gian từ  17 giờ – 19 giờ)
>>  Cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên, Cách bố trí sắp xếp hợp lý

Lễ cúng rằm 15 hàng tháng được tiến hành như thế nào

Bước 1: Vệ sinh bàn thờ

Vào những ngày rằm hàng tháng trước khi làm lễ chúng ta thường vệ sinh bàn thờ như: Lau bụi trên bàn thờ, vệ sinh bàn thờ bằng nước thơm, sắp xếp lại 1 số đồ trên bàn thờ sao cho đẹp nhất.

Bước 1: Sắp lễ cúng rằm 15 hàng tháng

Bạn cần phải đảm bảo rằng toàn bộ lễ vật đã được sắm đầy đủ và đúng số lượng, phù hợp với quy mô của buổi lễ. Bạn sẽ bỏ toàn bộ lễ vật ra và sắp xếp lên bàn thờ sao cho đẹp nhất và phù hợp nhất để thuận tiện cho buổi làm lễ.

Các lễ vật sẽ được sắp xếp gọn gàng và trịnh trọng nhất để phục vụ cho quá trình làm lễ.

Bước 3: Thắp nhang và làm lễ cúng rằm 15 hàng tháng

Khi các lễ vật đã sắp đủ bạn sẽ tiến hành châm nến hoặc đèn sau đó thắp hương để làm lễ. Trong quá trình làm lễ bạn sẽ đọc văn khấn để thông báo với gia tiên về việc cúng lễ ngày rằm.

Bước 4: Hóa vàng và xin hạ lễ cúng rằm 15 hàng tháng

Thông thường chúng ta sẽ thắp 3 tuần nhang. Khi 3 tuần nhang cháy hết chúng ta sẽ xin phép gia tiên để hóa vàng. Hóa vàng chính là hoạt động mang giấy tiền và mũ mã vàng hương nếu có đem đốt để ông bà tổ tiên dưới suối vàng có thể nhận được.

Đốt vàng mã là một nét văn hóa tâm linh đặc biệt của Việt Nam
Đốt vàng mã là một nét văn hóa tâm linh đặc biệt của Việt Nam

Đặt mâm cúng mùng 1, mâm cúng rằm 15 hàng tháng ở đâu?

Nhu cầu cúng lễ ngày rằm hiện nay là phổ biến và hầu hết trong các gia đình đều thực hiện nghi lễ này do đó cũng có rất nhiều đơn vị, cơ sở cung cấp lễ vật để cúng rằm. Khi bạn đặt mua mâm lễ vật cúng rằm 15, mâm cúng mùng 1 bạn cần lưu ý những điểm sau:

Đặt tại cơ sở uy tín

Một cơ sở uy tín sẽ đảm bảo mang đến cho bạn những lễ vật chất lượng và an toàn. Cho dù đó là lễ mặn hay lễ ngọt thị đều đảm bảo đã được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ mọi quy định về an toàn để không làm ảnh hưởng tới buổi lễ.

Đặt tại cơ sở có mức giá thành phù hợp

Tùy từng nhu cầu của các gia đình sẽ tìm đặt mua đồ lễ vật có mức giá khác nhau tuy nhiên với các cơ sở có mức giá thành phù hợp và đảm bảo tính cạnh tranh sẽ giúp khách hàng tiết kiệm nhiều chi phí.

Đặt tại cơ sở có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

Lễ cúng rằm 15 hàng tháng không quá cầu kỳ tuy nhiên nếu bạn là người không có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn lễ vật thì lựa chọn một đơn vị có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt là giải pháp tốt nhất cho bạn. Tại đây bạn sẽ được họ tư vấn những thông tin phù hợp nhất với mình.

Lễ cúng mùng 1Lễ cúng rằm 15 hàng tháng là hoạt động, nghi lễ từ bao đời nay của người Việt và để đặt tim mua lễ vật cho ngày cúng rằm bạn có thể tìm mua tại Đồ Cúng Trọn Gói để được sở hữu những lễ vật có chất lượng tốt nhất và phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932.719.247